 |
Kỳ Trùng Dị Thú
Một điểm thú vị là Kim Dung xem cơ duyên như là một yếu
tố chính để hình thành lai lịch võ công nhân vật, mà
tác nhân là một thứ kỳ trùng dị thú gì đó. Đoàn Dự nhờ
nuốt đôi Mãng Cổ Chu Cáp mà có chân khí cực Dương, để
sau này làm một màn đấu nội lực không tiền khoáng hậu
với Du Thản Chi mang hàn khí cực Ấm trong người do con Băng
Tằm truyền qua. Lúc đó hai người nắm tay
nhau, chỉ vô ý thôi mà hai luồng khí cực dương thuần âm
công kích nhau kịch liệt, hai chàng si tình họ Đoàn và Du,
người thì mặt đỏ như bốc lửa, người thì trắng toát
như băng, cả Hạnh Lâm (rừng cây tắc) cây cối chung quanh
vừa bị nóng lại gặp lạnh, đâm ra chết rũ. Ghê gớm thiệt. Hai tay
đại cao thủ đang chứng kiến bấy giờ là Cô Tô
Mộ Dung Phục và quốc sư Thổ Phồn Cưu Ma Trí thấy
cả một đám mây mờ bao phủ chung quanh hai đối thủ,
võ công cao cường lại dạn dày chiến trận bao năm mà
cả hai chưa từng chứng kiến cuộc đấu nội công
ghê gớm dường vậy. Điểm đặc biệt lúc đó cả
thế tử Đoàn Dự và người con trai còn lại của Tụ
Hiền Sơn Trang đâu có thù oán gì nhau đâu, lại còn
có điểm chung là đều si mê người trong mộng đến
điên đảo thần hồn, cả hai không cố ý vận nội
công đả kích lẫn nhau, mà tự bản thân hai luồng
chân khí tự động phát ra, làm như Cửu Dương Thần
Công trong người Trương Vô Kỵ vậy. Kim Dung lúc đó cho
Mộ Dung Phục nhớ lại lời tiên đoán của Vương Ngọc
Yến (đố luôn các vị chứ Đệ Nhất Giai Nhân đã
tiên đoán gì, lúc nào, ở đâu, và tại sao ? :-))) ). Lẽ ra Cô
Tô người nước Yên này chỉ cần Ngư Ông
Đắc Lợi là hạ thủ được Đoàn Dự, nhưng trong
một thoáng mến tài Đoàn Thế Tử mà không nỡ ra
tay, còn can ngăn sư Cưu Ma Trí đầy tham vọng hại họ
Đoàn. Vậy mới có chuyện chứ. Sau này buồn thay, Mộ Dung Phục
bị thảm bại dưới kiếm chỉ từ mạch Thiếu Dương của
Đoàn Dự, quần áo tả tơi, tóc tai xút xổ, ôi tơi
bời hoa lá điên đảo thần hồn. Dù sao Mộ Dung Phục cũng hên
là bị thua bởi Lục Mạch Thần Kiếm chứ mà để cho
Kiều Phong đập cho vài chiêu Giáng Long Thập Bát Chưởng thì hổng biết ra
sao. Ôi Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung, về sau ngưòi tuẫn
tiết, kẻ thì trở thành Ấu Dương Phong thứ hai. Võ
công vời vợi mà làm gì, hận thù nhau mà làm gì,
rốt cuộc cũng lại chỉ ôm nhau cười mà chết hoặc
cùng nắm tay xuống tóc quy y tu chung một chùa (như
những người nào quý vị nhớ chăng ?)
Kỳ thú cũng đóng một vai trò quan trọng trong nguồn
gốc võ công. Hàm Mô Công là thế đánh con ếch sau
này trở thành một trong những võ công tuyệt kỹ trong
thiên hạ. Ấu Dương Phong tại Bạch Đà Sơn chỉ truyền
có sơ sơ cho Dương Qua, vậy mà sau này thằng nhỏ chơi một
đòn làm chết ngắc luôn một tên đệ tử, làm cặp
vợ chồng Quách-Hoàng hoảng vía tưởng Tây Độc đã
tìm tới đảo Đào Hoa.
Chắc ai cũng nhớ đoạn cuối của Thần Điêu Hiệp Lữ lúc
Giác Viễn Đại Sư hỏi Doãn Khắc Tây :" Cửu Dương Chân Kinh
ở đâu", chỉ nghe lắp bắp "Kim ở trong đầu". Ôi tội
nghiệp thương buôn hột xoàn họ Doãn lúc hấp hối mê sảng
mất rồi. Hổng dám đâu. Đó là "Kinh ở trong Hầu", là
quyển Kinh được may dấu trong người con vượn kè kè bên
Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tư. Cơ duyên - lại cơ
duyên - để rồi 70-80 năm sau, con trai độc nhất của Trương
Ngũ Hiệp và Hân Tố Tố vớ bẩm, chẳng những chữa
tuyệt căn Hàn Độc của Huyền Minh Thần Chưởng, mà còn có
được Cửu Dương Thần Công hộ thân (hai cha Huyền Minh
Nhị Lão võ công cao cường vậy mà ăn hiếp đứa con nít,
sau này bị Quang Minh Nhị Sứ bày kế chơi cho một vố đáng
đời). Tưởng cũng nên nhắc lại Trương Vô Kỵ trước đó có cơ
duyên xơi được mấy con ếch đỏ đỏ nên tạm thời chặn
đứng hàn độc về tim. Đó quý vị thấy kỳ trùng đóng vai
trò quan trọng thế nào trong truyện Kim Dung chưa. Còn nữa, Nhậm
Ngã Hành dùng Tam Thi Não Thần Đan có chứa trùng độc khống
chế quần hùng bắt phục vụ cho mình. Độc thiệt.
Dị thú thì sao hé. Thì đó đó, con Thần Điêu bự
tổ chảng dắt Dương Qua tới tận nơi an nghỉ cuối cùng của
Độc Cô Cầu Bại, chỉ Dương Qua luyện võ công theo phương
pháp của Kiếm Ma. Tui thì cho rằng đây chính là
bước chuyển biến quan trọng nhất trong đời võ công
của con trai Dương Khang, để sau này chỉ cần một tay
cũng đủ đứng trong hàng Ngũ Bá. Ghê chưa !! Còn
nữa nghe, hồi đó nếu không nhờ có Thần Điêu chở (làm
như phi cơ trực thăng) đôi vợ chồng Dương Qua-Tiểu Long
Nữ trở về thành Tương Dương kịp thời cứu Quách Tường,
thì sau này làm gì có phái Nga Mi trên chốn giang hồ !
Các dị thú phải kể đến là con Hãn Huyết Bảo Câu và đôi
thần Ưng của Quách-Hoàng, chim Hồng của Tần Nam Cầm
v.v... nhưng không trực tiếp gián tiếp liên quan đến
nguồn gốc võ công nhân vật nên khỏi kể ra đây.
Trang Nhà
|